TỔNG HỢP CÁC LOẠI CẢM BIẾN SỬ DỤNG TRÊN Ô TÔ
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, nhằm mục đích kiểm soát khí thải, nâng cao hiệu năng vận hành, đảm bảo an toàn, các kỹ sư hãng xe đã nghiên cứu tích hợp các loại cảm biến trên những chiếc xe họ sản xuất, việc này giúp thu thập dữ liệu, kiểm tra, đánh giá diễn ra một cách dễ dàng. Vậy hãy cùng FALU AUTO đi tìm hiểu thực hư trên ô tô có những loại cảm biến nào được sử dụng nhé!
#1: CẢM BIẾN HỖ TRỢ ĐỖ XE
Vị trí của chúng được gắn ở phía trước và phía sau cản xe, khi bật ON công tắc máy, bản thân cảm biến phát ra các dãy sóng liên tục ở tần số thấp, khi các dãy sóng này gặp vật cản, sóng âm sẽ dội ngược lại từ đó hộp điều khiển xác định được gia tốc, khoảng cách xe gần với vật thể là bao nhiêu để đưa ra các tình trạng cảnh báo theo từng mức độ khác nhau, ví dụ: khi xe gần vật thể từ 50-100cm thì mức độ kêu tiếng bíp sẽ vừa phải, nhưng khi xe gần vật cản từ 25-50cm, tốc độ kêu tiếng bíp sẽ phát ra nhanh hơn để cảnh báo đến người dùng tránh những va chạm không đáng có xảy ra.
#2: CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ BÊN NGOÀI
Mở nắp ca-pô của xe lên, bạn sẽ thấy chúng được gắn ở vị trí két nước làm mát, mục đích của cảm biến là cảm nhận nhiệt độ bên ngoài môi trường, gửi tín hiệu về hộp điều khiển hệ thống điều hòa, phục vụ cho việc điều khiển nhiệt độ khi người dùng kích hoạt chức năng điều hòa tự động.
#3: CẢM BIẾN ÁNH SÁNG
Nếu bạn để ý trên cần gạt đèn, một số xe sẽ có chức năng đèn tự động (Auto Light) có nghĩa là hệ thống sẽ kích hoạt bật đèn chiếu gần khi trời sập tối, vậy thì làm sao để hệ thống biết được trời sáng hay tối, tất cả phụ thuộc vào cảm biến ánh sáng này, vị trí của chúng nằm ở trên táp lô, đối diện với màn hình giải trí trung tâm, một số xe sẽ nằm trên gương chiếu hậu.
#4: CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ BÊN TRONG XE
Bạn đã từng gặp trường hợp khi tăng nhiệt độ trong xe để làm mát khi trời quá oi bức nhưng vẫn thấy không cải thiện, thậm chí là khí thổi ra còn nóng hơn lúc chưa tăng, nhưng khi đưa về nhiệt độ thấp nhất thì khí thổi ra sẽ mát, lý do nằm ở đây, cảm biến nhiệt độ bên trong xe đã có sự cố (hư hỏng, lỗi). Nhiệm vụ của cảm biến là cảm nhận nhiệt độ bên trong xe, tín hiệu này sẽ được gửi về hộp điều khiển hệ thống điều hòa, dựa vào dữ liệu từ nhiệt độ bên ngoài xe để chúng có thể cân bằng được nhiệt độ, tránh xảy ra các trường hợp hi hữu như: làm đóng băng, ảnh hưởng đến an toàn người ngồi trong xe. Đặc biệt ở các nước xứ lạnh, khi nhiệt độ bên ngoài xe thấp, nếu hệ thống không cảm nhận được và tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong xe sao cho phù hợp với cơ thể con người điều này sẽ gây ra những rủi ro nhất định.
#5: CẢM BIẾN TRỌNG LỰC GHẾ
Đã bao giờ bạn tự hỏi trên ghế bạn ngồi có được tích hợp cảm biến, thật lạ đúng không nào, lý do các kỹ sư tích hợp cảm biến trọng lực trên ghế nhằm mục đích giúp cho hệ thống hỗ trợ tránh va đập hoạt động tốt hơn, chúng giúp cảm nhận được liệu rằng có người ngồi trên xe ở vị trí đó hay không, ngoài ra còn giúp cho cơ cấu căng đai hoạt động chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều nhờ có cảm biến trọng lực.
#6: CẢM BIẾN VA CHẠM
Thử hỏi rằng làm sao mà một chiếc xe có thể biết được xe có va chạm và nguy hiểm tới tính mạng thân chủ của nó rồi sau đó kích hoạt bung túi khí, siết dây đai để bảo vệ thân chủ? Chúng nhận biết ở cảm biến va chạm.
Trên xe các cảm biến va chạm sẽ được gắn ở những vị trí: trước đầu xe (bên trong khoang động cơ), bên hông xe (cột giữa của xe), phía sau xe.
Khi có va chạm xảy ra, các cảm biến sẽ đưa tín hiệu lực và hướng va đập về hộp điều khiển túi khí ACU, dựa trên các dữ liệu được lập trình sẵn hộp điều khiển ACU sẽ so sánh các giá trị này với nhau và ra quyết định có cần thiết phải bung túi khí hay không, trong mọi trường hợp, mặc dù bạn thấy xe có va chạm nhưng túi khí không bung vì cơ bản chúng chưa đủ điều kiện để bung túi khí, thêm vào đó còn phụ thuộc vào giá trị dữ liệu được lập trình sẵn bên trong hộp điều khiển túi khí ACU.
Một số xe khi va chạm túi khí không bung, nhưng sự va đập đã tác động đến cảm biến, hành động an toàn ngay lúc này có thể sẽ thay nguyên dàn hệ thống túi khí: túi khí người lái, túi khí hành khách, túi khí bên, túi khí đầu gối, túi khí hông.
#7: CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE
Cảm biến này nằm trong hệ thống phanh chống bó cứng ABS (Anti-lock Braking System), nếu bạn để ý kỹ chúng nằm ở các bánh xe, mục đích của chúng là đo tốc độ quay của bánh xe, gửi tín hiệu này về hộp điều khiển phanh ABS, phục vụ cho mục đích kích hoạt các chức năng phanh và các hệ thống liên quan như: hệ thống khởi hành ngang dốc, hệ thống đổ đèo, hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống cân bằng điện tử…
#8: CẢM BIẾN OXY KHÍ THẢI
Chắc rằng bạn đã biết đến các tiêu chuẩn khí thải EURO được áp dụng tại các quốc gia trên thế giới, các nước lo ngại rằng việc thải khí xả từ ô tô ra ngoài môi trường, làm tăng hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến môi trường không khí, hệ sinh thái hoạt động của con người, gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp… chính vì thế, các nhà sản xuất ô tô phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn khí thải. Vậy thì làm sau để các nhà sản xuất có thể biết được chiếc xe của họ thải ra môi trường có đạt tiêu chuẩn EURO, một hoặc hai con cảm biến oxy sẽ được tích hợp trên đường khí xả, để đo lượng oxy thải ra ngoài môi trường trên một khối lượng khí xả nhất định, từ đó họ có thể đánh giá được khí thải ra môi trường nằm trong phạm vị ô nhiễm cho phép. Và việc này giúp cho các nhà kiểm định đánh giá được tiêu chuẩn cần đạt và cấp phép cho một chiếc xe được vận hành trên đường.
Trên ô tô tích hợp hàng ngàn con cảm biến, trên đây là các loại cảm biến được sử dụng phổ biến, trong các bài viết tiếp theo FALU AUTO sẽ cùng bạn phân tích các loại cảm biến còn lại. Qua bài viết này, hi vọng bạn đã có thêm kiến thức về chiếc xe của mình, hiểu nó nhiều hơn và vận hành tốt hơn.
Tham gia cộng động người dùng ô tô tại link: https://zalo.me/g/xciojs101
CÁC SẢN PHẨM FALU AUTO CUNG CẤP
- Camera 360 độ
- Màn hình Android
- Cốp điện tự động
- Cảnh báo áp suất lốp
- Cảnh báo điểm mù
- Cảnh báo lùi, va chạm
- Màn hình gối đầu
- Cửa hít
- Lên xuống kính tự động
- Camera hành trình
- Sub điện, âm thanh
- Đề nổ từ xa
- Cảnh báo đâm va Mobileye 630
- Đèn led nội thất
ĐỊA CHỈ LẮP ĐẶT PHỤ KIỆN – ĐỒ CHƠI Ô TÔ
Với nhiều kinh nghiệm trong việc lắp đặt và độ đồ chơi cho xe, am hiểu kỹ thuật điện của xe, đội ngũ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm làm Kỹ Thuật Viên các hãng xe ô tô, FALU AUTO là địa chỉ đáng tin cậy để Quý Khách lựa chọn lắp đặt cho xe của mình.
Xem thêm đánh giá người dùng về FALU AUTO tại Fanpage và Google
Hãy liên hệ với chúng tôi:
Hotline tư vấn: 0902 495 441
Website: https://faluauto.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/faluauto
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzDAaosK-HjL1cfn5Cpef9w
Địa chỉ: 320/5 Võ Văn Hát, P. Long Trường, TP Thủ Đức (Quận 9)