CÁC LOẠI CẢM BIẾN SỬ DỤNG CHO ĐỘNG CƠ XĂNG TRÊN Ô TÔ
Có bao giờ bạn tự hỏi, trong động cơ ô tô có bao nhiêu loại cảm biến không? Chức năng, nhiệm vụ của nó là gì, làm sao để chiếc xe có thể phát hiện lỗi và thông báo sự cố lỗi này đến cho bạn, chính là nhờ các cảm biến này, chúng được thiết kế tích hợp bên trong động cơ nhằm giúp chiếc xe của bạn hoạt động tốt hơn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại cảm biến bên trong động cơ xăng nhé! Let’s Go.
#1: MAP Sensor (Mass Air Flow Sensor)
Tên gọi của nó là cảm biến lưu lượng khí nạp dùng để đo lưu lượng không khí nạp vào trong động cơ qua họng gió, vị trí nó các bạn sẽ thấy nằm trên đường ống nạp. Ngày nay nó tích hợp luôn cảm biến nhiệt độ khí nạp vào chung một cơ cấu IAT (Intake Air Temperature) vừa đo lưu lượng, vừa đo nhiệt độ khí nạp.
Khi con này bị lỗi các bạn sẽ thấy các triệu chứng như: hao xăng, công suất động cơ giảm đi, hiện tượng tắt máy có thể xảy ra, báo lỗi check engine.
#2: APS (Accelerator Pedal Position Sensor)
Nó là cảm biến vị trí bàn đạp chân ga, dùng để xác định tín hiệu chân ga của người lái, đạp nhiều hay đạp ít, độ mở là bao nhiêu, chuyển sang tín hiệu điện áp truyền về hộp ECM/PCM động cơ. Bên trong nó sẽ có hai con cảm biến APS1 và APS2, mục đích người ta tích hợp hai con là để phòng ngừa trường hợp một con bị lỗi, thì con kia còn hoạt động được, trong trường hợp mà một trong hai con bị lỗi thì hộp ECM/PCM sẽ nhìn vào giá trị con còn lại để điều khiển phun xăng, đánh lửa, còn nếu mà cả hai con đều lỗi thì sẽ chuyển sang chế độ “Limp-home Mode”, lúc này tốc độ động cơ giới hạn trong khoảng 1200rpm, giúp cho chúng ta chạy được về tới nhà.
Khi cảm biến APS bị lỗi thì đèn check engine sáng lên, công suất động cơ giảm đi, xe chỉ chạy được tốc độ tầm 30-40 km/h, muốn tăng tốc cũng khó khăn.
#3: TPS (Throttle Position Sensor)
Tên đúng của nó là cảm biến vị trí bướm ga, dùng để xác định độ mở bướm ga, mở ở góc bao nhiêu, độ mở là bao nhiêu phần trăm để hộp ECM/PCM kiểm soát và điều khiển cho hợp lý. Vị trí nó nằm trên đường ống nạp, nguyên cụm với cơ cấu chấp hành (mô-tơ, cảm biến). Con này người ta cũng tích hợp hai con TPS1 và TPS2 y như con APS1 và APS2, mục đích cũng như nhau.
Khi hai con đều bị lỗi thì đèn check engine sẽ sáng lên, tốc độ động cơ giới hạn trong khoảng 1500rpm, tốc độ xe lúc này đi được tầm 40-50 km/h.
#4: Front/ Rear Oxygen Sensor
Cảm biến oxy, thông thường bạn sẽ thấy có hai con, một con ở trước và một con ở sau bộ xúc tác khí xả, nhiệm vụ của chúng là đo nồng độ oxy trong khí xả nhằm giúp cho ECM/PCM hiệu chỉnh lượng phun nhiên liệu phù hợp, cải thiện khí thải ô nhiễm ra môi trường bên ngoài. Khi cảm biến oxy bị lỗi, xe sẽ hao xăng hơn bình thường hoặc giới hạn công suất động cơ.
#5: RPS (Rail Pressure Sensor)
Cảm biến áp suất ống nhiên liệu “rail”, nhiệm vụ của nó là đo áp suất nhiên liệu trong ống rail, ống này có nhiệm vụ phân phối nhiên liệu đến từng kim phun của động cơ, giúp cho ECM/PCM kiểm soát lượng phun và thời gian phun cho phù hợp. Khi con này bị lỗi thì động cơ nổ rung giật bất thường, thậm chí là tắt máy.
#6: CKP (Crankshaft Position Sensor)
Tên nó là cảm biến vị trí trục khuỷu, nhiệm vụ của nó là xác định góc quay và trị trí chính xác của trục khuỷu tương ứng chuyển động của piston, từ đó mà ECM/PCM có thể điều khiển phun nhiên liệu và đánh lửa một cách chính xác nhất, chúng ta thấy tốc độ động cơ hiển thị trên bảng đồng hồ táp lô là nhờ vào con CKP này. Khi CKP này bị lỗi đèn báo check engine sẽ sáng lên, động cơ tắt máy.
#7: CMP (Camshaft Position Sensor)
Cảm biến vị trí trục cam, nếu động cơ DOHC sẽ có hai con vì có hai trục cam, còn động cơ SOHC sẽ có một con vì chỉ có một trục cam mà thôi, con này giúp ECM/PCM biết được động cơ đang ở kỳ nào? (Nạp – nén – nổ hay xả) để từ đó mà điều khiển phun xăng và đánh lửa cho hợp lý. Nếu CMP bị lỗi, đánh lửa sẽ bị trì hoãn, động cơ nổ rung giật và có thể dẫn tới tắt máy.
#8: Knock Sensor
Cảm biến kích nổ, con này dùng để theo dõi sự rung động của động cơ, tín hiệu này sẽ gửi về hộp ECM/PCM nhằm điều khiển thời gian đánh lửa giúp cho động cơ vận hành êm ái hơn. Khi cảm biến này bị lỗi động cơ sẽ bị hạn chế công suất, đặc biệt dễ nhận thấy nhất khi tăng tốc.
#9: Engine Coolant Sensor
Cảm biến nước làm mát động cơ, dùng để đo nhiệt độ làm mát động cơ, nhiệt độ làm mát động cơ lý tưởng trong khoảng 80 độ C, tín hiệu này giúp ECM/PCM điều chỉnh lượng phun nhiên liệu, bù tốc độ không tải trong thời tiết lạnh dựa trên tín hiệu này và kiểm soát thời gian đánh lửa phù hợp.
Qua bài viết này đã giúp cho các bạn hình dung được động cơ xe của mình có những loại cảm biến nào và công dụng, chức năng của nó để làm gì. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Theo dõi kênh tại Fanpage: https://www.facebook.com/faluauto
Đăng ký kênh tại Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzDAaosK-HjL1cfn5Cpef9w
CÁC DỊCH VỤ LẮP ĐẶT TẠI FALU AUTO
- Camera 360 độ
- Màn hình Android
- Cốp điện tự động
- Cảnh báo áp suất lốp
- Cảnh báo điểm mù
- Cảnh báo lùi, va chạm
- Màn hình gối đầu
- Cửa hít
- Lên xuống kính tự động
- Camera hành trình
- Sub điện, âm thanh
- Đề nổ từ xa
- Cảnh báo đâm va Mobileye 630
- Đèn led nội thất
Với nhiều kinh nghiệm trong việc lắp đặt và độ đồ chơi cho xe, am hiểu kỹ thuật điện của xe, đội ngũ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm làm Kỹ Thuật Viên các hãng xe ô tô, FALU AUTO là địa chỉ đáng tin cậy để Quý Khách lựa chọn lắp đặt cho xe của mình.
Xem thêm đánh giá người dùng về FALU AUTO tại Fanpage và Google
Hãy liên hệ với chúng tôi:
Hotline tư vấn: 0902 495 441
Website: https://faluauto.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/faluauto
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzDAaosK-HjL1cfn5Cpef9w
Địa chỉ: 320/5 Võ Văn Hát, P. Long Trường, TP Thủ Đức (Quận 9)